Portfolio là gì? Cấu trúc của một Portfolio hiệu quả?

Cũng giống như CV hay Resume, Portfolio là tên gọi của một loại tài liệu có chứa những sản phẩm, công trình nổi bật của bạn, nhằm giúp bạn thể hiện được năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng. Mặc dù không quá xa lạ, nhưng khái niệm về Portfolio vẫn còn là đề tài khá mới mẻ với một số bạn. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Portfolio là gì? khi nào thì nên dùng và đặc điểm của chúng ra sao nhé!

Khái niệm Portfolio là gì?

Portfolio được hiểu là một tập hồ sơ tổng hợp nhiều trang tin, có đính kèm hình ảnh minh hoạ, với nội dung trình bày về những sản phẩm, thành tích, dự án mà người thực hiện Portfolio đó đã làm được.

Mục đích chính của Portfolio là nhằm thuyết phục đối tác, nhà tuyển dụng tin tưởng vào khả năng chuyên môn, kỹ năng của bản thân. Do vậy, mà đối tượng thực hiện Portfolio cũng rất đa dạng, được sử dụng trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, thiết kế, khách sạn, nhà hàng… nhưng dễ thấy nhất là đối tượng ứng viên đang tìm việc, đang rất muốn chinh phục nhà tuyển dụng.

Nếu như khi đi tìm việc, hầu như chúng ta đều cần đến CV, nhưng Portfolio thì khác, nó chỉ cần thiết nếu như người tuyển dụng muốn biết nhiều hơn về năng lực của ứng viên. Portfolio giúp bạn ghi điểm mạnh mẽ và là bằng chứng thuyết phục khẳng định năng lực của bạn đối với người tuyển dụng.

Cấu trúc cơ bản của một Portfolio

Một Portfolio đúng chuẩn cần thể hiện được những thành tựu tốt đẹp của ứng viên và những ưu điểm này phải được trình bày một cách thuyết phục, minh bạch. Vì vậy, cấu trúc hiệu quả của một Portfolio là gì? Là cần có đầy đủ những nội dung sau:

  • Thông tin của ứng viên: đó là những thông tin về bản thân về họ tên, địa chỉ … những điều mà chúng ta thường ghi ở CV.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: trong những năm tới bạn sẽ có định hướng gì cho công việc, cho tương lai. Nên nhớ định hướng này nên gắn liền với tính chất công việc mà bạn đang ứng tuyển nhé.
  • Kỹ năng tốt mà bạn đang có: hãy trình bày tối đa 3 kỹ năng quan trọng nhất mà theo bạn là phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể đưa bằng chứng thông qua hình ảnh, hoặc những nhận xét, đánh giá từ công ty cũ hoặc đối tác, điều này sẽ mang tính thuyết phục cao hơn.
  • Trình độ chuyên môn: Đó là những chứng chỉ, bằng cấp thể hiện năng lực chuyên môn của bạn có thể phục vụ tốt cho công việc.
  • Kinh nghiệm làm việc: Hãy trình bày về những công việc đã làm, những thành tích liên quan, những dự án, những sản phẩm thành công và vai trò của bạn.
  • Triết lý về cuộc sống: bạn nên chia sẻ những triết lý tâm đắc về công việc thay vì chia sẻ triết lý về tình bạn, tình yêu…
  • Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: đây là phần khẳng định chủ quyền của Portfolio, là của bạn, không sao chép của ai và không ai được sao chép.

Một số lưu ý để Portfolio trở nên thu hút hơn

Đã biết được cấu trúc của Portfolio là gì? Vậy làm cách nào để có được Portfolio hiệu quả? Hãy ghi nhớ một số lưu ý bên dưới nhé!

  • Hãy lên danh sách các nội dung có trong Portfolio: mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng Portfolio chỉ nên thể hiện những cái nổi bật, không cần trình bày lan man, khiến người đọc mất thời gian. Hãy liệt kê những thông tin mà bạn cần và nên thể hiện trong Portfolio bằng cách tìm hiểu kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng.
  • Hình ảnh minh hoạ có chọn lọc: Portfolio vẫn chủ yếu là nội dung tin chữ nên khi đưa hình ảnh bản cần có sự chọn lọc, đa phần hình ảnh đều nên để ở phần thành tích, kinh nghiệm làm việc.
  • Hình thức Portfolio thu hút: mỗi trang Portfolio nên có sự đầu tư về thẩm mỹ để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, nó có thể đến từ bố cục trình bày, màu sắc tiêu đề, màu sắc của hình ảnh…
  • Phương thức thể hiện Portfolio: thường thì Portfolio online sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ theo dõi, cũng như dễ liên kết được với các trang thông tin liên quan được đề cập đến. Tuy nhiên, nếu trong cuộc phỏng vấn trực tiếp bạn cũng nên in thêm bản Portfolio để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi hơn.

Rõ ràng, Portfolio sẽ mang đến cho nhà tuyển dụng có cái nhìn trực quan và sinh động hơn về ứng viên, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng, đặc biệt là những vị trí đòi hỏi kinh nghiệm. Hi vọng những gì đã cung cấp ở trên đã giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về Portfolio là gì, lợi ích khi sử dụng Portfolio?… để vận dụng chúng thật tốt vào thực tiễn.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *